Củ sả có tác dụng gì?
Ăn củ sả có tác dụng gì? Cây sả có thể sử dụng ở dạng tươi, sấy khô hay tán thành bột. Người ta có thể thái nhỏ phần thân và thêm vào trong các món ăn. Các món ăn khi được thêm sả đều trở nên thơm ngon hơn. Vì thế, có thể coi sả là một gia vị vô cùng hiệu quả giúp món ăn thêm phần hấp dẫn.
Công dụng của sả không chỉ làm gia vị món ăn thêm thơm ngon đậm vị mà còn có công dụng hữu ích trong chữa bệnh, sát khuẩn, đuổi côn trùng và tốt cho sức khỏe như:
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Sả giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi. Bên cạnh đó sả còn giúp tiêu đờm và khử hôi miệng.
- Ngăn ngừa ung thư: Trong cây sả có chứa chủ yếu hợp chất citral – hợp chất này có tác dụng giúp tiêu diệt, ngăn ngừa các tế bào ung thư và không làm ảnh hưởng, tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Bên cạnh đó, trong sả có chứa thành phần beta-carotene-1 là chất chống oxy hóa cũng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.
- Giúp trị rối loạn kinh nguyệt: Bạn có thể uống hỗn hợp lỏng kết hợp giữa vài giọt tinh dầu sả với một ít bột tiêu đen sẽ có ích cho phụ nữ thường gặp đau bụng khi hành kinh hay rối loạn kinh nguyệt.
- Giúp giải độc: Cây sả có khả năng giúp cơ thể loại bỏ axit uric và các chất độc hại không mong muốn bên trong cơ thể. Đặc biệt, khi uống nước sả có tác dụng giải độc rượu rất nhanh.
- Giúp hạ huyết áp: Sả có tính chất hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên uống một cốc nước sả để giúp làm giảm huyết áp nếu bạn đang bị huyết áp cao.
- Giúp hạ sốt: Có thể sử dụng sả bằng cách ăn sống hoặc giã lấy nước uống để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh.
- Tốt cho hệ thần kinh.
- Giúp đuổi côn trùng: Có thể dùng tinh dầu sả để xua đuổi ruồi, muỗi,… vì trong lá sả chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola là những chất thường gặp có trong quả chanh.
- Tạo mùi hương dễ chịu.
- Sát khuẩn da.
- Cây sả có đặc tính kháng viêm.